Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Đầu tư nuôi yến: Bắt đầu thế nào?





Như mọi người đã biết, nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp tương đối ổn định, mang lại thu nhập cao. Một kg tổ yến thô có giá bán lẻ hiện nay dao động từ 25 đến 35 triệu đồng. Một nhà yến thành công, sau 8 đến 10 năm, có thể mang đến nguồn thu nhập thụ động trên 500 triệu đồng mỗi tháng. Tổng thu nhập từ một nhà yến thành công trong một chu kỳ 20 năm có thể lên đến trên hàng trăm tỷ đồng. Mời đọc giả tham khảo thêm bài viết về mô hình này trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn: Có nên phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ?

Rõ ràng đây là một kênh đầu tư hiệu quả. Vậy, cần bao nhiêu tiền để bắt đầu?
Tóm lược chi phí đầu tư sẽ bao gồm 4 loại như sau:

1/ Chi phí về đất đai: mua đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xin GPXD,...

Nhà yến thường có kết cấu xây dựng tương tự như nhà ở dân dụng, theo quy định, phải xây dựng trên nền đất thổ cư, có GPXD.

Có thể tạm tính 1000 m2 đất ở nông thôn và các chi phí liên quan là 300.000.000 đồng

2/ Chi phí xây dựng phần thô công trình: thường dao động từ 2.000.000 đến 2.500.000 / m2, chưa kể phần móng cọc. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cơ cấu chi phí.

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật, chúng tôi thường đề xuất diện tích xây dựng mỗi sàn tối thiểu từ 100 m2 trở lên, chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu là 20m, chiều cao tối thiểu là 10m (tương đương nhà 1 trệt, 2 lầu và 1 chuồng cu).

Hình thức xây dựng là nhà đúc kiên cố để đảm bảo điều kiện môi trường bên trong cũng như tuổi thọ công trình, đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho nhà đầu tư.

3/ Chi phí kỹ thuật: bao gồm toàn bộ vật tư, thiết bị, hóa chất trang bị cho nhà yến, phí tư vấn, phí nhân công lắp đặt,...

Thông thường, chi phí này vào khoảng 700.000/m2 đến 1.500.000/m2, tùy vào diện tích lắp đặt, chất lượng vật tư – thiết bị, mô hình kỹ thuật, đơn vị thi công… Việc chọn đúng mô hình kỹ thuật, đơn vị tư vấn – thi công quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của nhà yến.

Riêng mô hình mà chúng tôi cung cấp đã được giới thiệu chi tiết ở bài viết Một nhà yến thành công cần có gì?, thường có giá là 1.200.000 đồng/ m2 cho mô hình nhà yến từ 300 m2. Diện tích lắp đặt càng lớn thì chi phí kỹ thuật càng giảm và ngược lại.

4/ Chi phí vận hành: bao gồm điện, nước, internet, nhân công... phục vụ cho nhà yến. Đặc thù, mô hình nuôi chim yến là một mô hình đã được tự động hóa hoàn toàn, sử dụng ít nhân công, chủ yếu làm công tác kiểm tra định kỳ, thu hoạch và bảo vệ an ninh bên ngoài. Các chi phí này gần như không đáng kể so với tổng chi phí đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại.

Trong 4 khoản chi phí nêu trên, các khoản 1, 2, 3 là các chi phí cố định, chỉ cần đầu tư một lần từ ban đầu. Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà yến khoảng 300m2 sàn nuôi bao gồm:

1/ Chi phí đất đai:           300.000.000               20.55%
2/ Chi phí xây dựng:       800.000.000               54.79%
3/ Chi phí kỹ thuật:         360.000.000               24.66%
Tổng cộng:                   1.460.000.000             100.00%

Tuy nhiên, để đầu tư vào ngành này một cách hiệu quả, có tiền thôi chưa đủ. Thực tế ghi nhận tỉ lệ thành công ở Việt Nam chỉ khoảng 20 – 30%. Nguyên nhân do đâu?

Ở góc độ kỹ thuật, có rất nhiều nguyên nhân khiến một nhà yến thất bại mà chúng tôi đã nêu ra và phân tích trong suốt nhiều năm qua, tựu trung lại là việc không hiểu biết / tôn trọng các tiêu chuẩn kỹ thuật. 

Ở góc độ đầu tư, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại là việc nhà đầu tư chọn không đúng đơn vị tư vấn kỹ thuật. Nếu nhà đầu tư có những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật, hiểu được cách một nhà yến vận hành, được biết về các mô hình tiên tiến, hiện đại, việc đánh giá và chọn lựa thực sự rất dễ dàng. Ngược lại, nếu thiếu hiểu biết, nhà đầu tư dễ sa vào các mô hình giá rẻ nhưng kém chất lượng, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, dẫn đến thất bại.

Thật vậy, trong suốt nhiều năm làm công tác tư vấn, tiếp xúc hàng trăm chủ nhà yến thất bại, câu nói chúng tôi được nghe nhiều nhất là "Nếu lúc đó tôi biết, tôi sẽ không..."

Nếu bạn biết những yêu cầu cơ bản về thiết kế của một nhà yến như kích thước tối thiểu của phòng lượn là 4 x 4m, chiều cao của phòng làm tổ không thấp hơn 2.1m..., bạn có chọn đơn vị đưa ra giải pháp này không?












Nếu bạn biết hệ thống âm thanh trong nhà yến gồm bao nhiêu thành phần, cách thức hoạt động của chúng, bạn có chọn đơn vị đưa ra giải pháp này không?







Nếu bạn ý thức được tầm quan trọng của thanh làm tổ, ảnh hưởng của nó đến hiệu quả dẫn dụ cũng như chất lượng tổ yến, bạn có đồng ý sử dụng những thanh làm tổ như thế này không?







Thực tế, trên thị trường hiện nay, những đơn vị tư vấn kém chất lượng như thế này rất nhiều. Công thức chung của họ là chào giá thật rẻ để nhận được công trình, sau đó là giảm tối đa chi phí bằng cách giảm chất lượng công trình để có lợi nhuận. Hậu quả để lại đương nhiên chủ đầu tư hoàn toàn gánh chịu. Nhiều nhà yến, chủ đầu tư đã sửa chữa nhiều lần, thay nhiều kỹ thuật vẫn chưa thấy hiệu quả. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở ngành yến mà còn nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Đơn cử như hạ tầng giao thông, hay đường ống nước Sông Đà vỡ 17 lần chưa có giải pháp triệt để.

Ở Yến Vương, chúng tôi luôn chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng và dịch vụ hơn là bằng giá cả. Mặc dù, nếu muốn cạnh tranh bằng giá, với vị thế là DN đầu mối nhập khẩu và phân phối vật tư, thiết bị, chúng tôi tin mình có lợi thế tuyệt đối để đi theo hướng này. Nhưng, hiệu quả mang lại cho nhà đầu tư mới là chìa khóa giúp chúng tôi tồn tại, phát triển và giữ vững được thương hiệu như ngày nay. Nếu có điều gì đó đáng tự hào nhất trong suốt quá trình hoạt động của công ty, điều đó là mô hình công nghệ mà chúng tôi áp dụng hiện nay chưa từng thất bại ở bất cứ nơi đâu.

Cuối cùng, để trả lời câu hỏi mở ra ở đầu bài "Đầu tư nuôi yến: Bắt đầu thế nào?", để tránh được thất bại, hãy bắt đầu bằng sự hiểu biết.

Chúc mọi người nuôi yến thành công!!!
Share this post

0 comments

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top