Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Hiểu đúng về thanh làm tổ Red Meranti



Gần đây, chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng liên quan đến thanh làm tổ Red Meranti, đa phần đều tập trung ở phân loại, nguồn gốc, màu sắc (đỏ nhạt, đỏ sẫm), khối lượng,... Liên quan đến vấn đề này, còn có một số đơn vị kinh doanh cung cấp thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến thị trường chung cũng như người tiêu dùng. Để trả lời chung cho tất cả khách hàng, cũng như đính chính các thông tin sai sự thật, chúng tôi thiết nghĩ nên có một bài phân tích chi tiết dựa trên các nguồn thông tin chính thức, có thể kiểm chứng được để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như phân biệt được hàng giả, kém chất lượng đang trà trộn trên thị trường.


Gỗ Red Meranti có mấy loại?

Có 2 loại: Light Red Meranti (Meranti đỏ nhạt, hay còn gọi tắt là Red Meranti) và Dark Red Meranti (Meranti đỏ sẫm). Phân loại này dựa trên giống gỗ, dù cả 2 loại đều thuộc họ Shorea spp. 

Light Red Meranti (Meranti đỏ nhạt) có màu hồng nhạt đến đỏ nhạt hay nâu nhạt, mềm và có cấu trúc xốp hơn Dark Red Meranti. Khối lượng riêng trung bình đối với gỗ phơi khô (air-dry, ) là 570 kg / m3, tối đa đến 755 kg /m3. Gỗ sấy trong lò (kiln-dry) sẽ nhẹ hơn do độ ẩm thấp hơn.

Thông tin từ trang web Hiệp Hội Gỗ Malaysia, nguồn: http://mtc.com.my/wizards/mtc_tud/items/report(76).php

Dark Red Meranti (Meranti đỏ sẫm) có màu đỏ vừa đến đỏ sẫm hay đỏ-nâu sẫm, cứng và có cấu trúc khít hơn. Khối lượng riêng trung bình đối với gỗ phơi khô (air-dry, ) là 650 kg / m3, tối đa đến 885 kg / m3. 

Thông tin từ trang web Hiệp Hội Gỗ Malaysia, nguồn: http://mtc.com.my/wizards/mtc_tud/items/report(103).php


Như vậy, cả 2 loại gỗ Red Meranti, dù là đỏ nhạt hay đỏ sẫm đều thuộc nhóm gỗ cứng-nhẹ, tức khối lượng riêng dưới 1 tấn / m3, nổi được trên mặt nước. Gỗ Dark Red Meranti tốt nhất cũng chỉ nặng tối đa 885 kg /m3, trung bình nặng hơn Light Red Meranti khoảng 15%. 

Ngoài ra, trên thị trường quốc tế hoàn toàn không thể tìm được loại gỗ nào có tên gọi là gỗ Meranti đặc biệt (Meranti Special), nặng hơn gỗ đỏ thông thường (có thể tạm hiểu là Meranti đỏ nhạt) 1.5 đến 3 lần như một công ty nào đó thông tin. Thêm một thông tin thú vị rằng các loại gỗ chìm, khối lượng riêng trên 1 tấn / m3, trừ các loại gỗ quý như gõ đỏ, giáng hương,..., đều rất dễ nhiễm nấm mốc.

 Do gỗ là một mặt hàng nhạy cảm, được các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt chú ý. Việc đặt tên, phân nhóm, phân loài đều tuân theo các quy chuẩn quốc tế chứ không thể tùy tiện. Đơn cử một lô gỗ Meranti đỏ sẫm (Dark Red Meranti) do Yến Vương nhập về, các chứng từ đều thể hiện đầy đủ, chi tiết.


Nguồn gốc của gỗ

Mọi người kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ đều biết, tất cả các loại gỗ tự nhiên xuất khẩu đều phải khai thác từ rừng trồng chứ không phải rừng tự nhiên. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lớn đều có rừng gỗ nguyên liệu tự trồng, hoàn toàn không thể khai thác gỗ tự nhiên mọc trên núi cao hay mọc ở sườn đồi.

Malaysia đã cấm khai thác 10 loại gỗ từ rừng tự nhiên từ năm 1972 và mở rộng đến tất cả các loại từ năm 1985. Việt Nam cũng có hành động tương tự từ năm 1992. Mới đây nhất, vào tháng 6/2016, chính Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại việc kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên (Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên)

Nguồn: http://www.forestlegality.org/content/logging-and-export-bans

Các nhà xuất khẩu gỗ từ Malaysia cũng chỉ được xuất khẩu gỗ xẻ hoặc gỗ thành phẩm ra thị trường nước ngoài. Nghiêm cấm hoạt động xuất khẩu gỗ tròn nguyên cây (log wood). Cho nên không thể có việc nhập khẩu gỗ Meranti dạng cây tròn từ Malaysia về rồi cưa xẻ, xử lý tại Việt Nam để bán giá rẻ như một số công ty khác trên thị trường, trừ gỗ lậu.

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu gỗ từ các nước Châu Âu, thị trường xuất khẩu chính của gỗ Meranti Malaysia, đều đòi hỏi các chứng chỉ bảo vệ và quản lý rừng từ các đối tác xuất khẩu. Các lô hàng xuất đi Châu Âu đều phải có chứng chỉ PEFC hoặc FSC. Logo của các chứng chỉ này được sơn trực tiếp trên mỗi kiện gỗ xuất đi.


Một lô gỗ xẻ xuất đi Châu Âu, ảnh chụp từ nhà máy đối tác tại Malaysia
Khác với gỗ khai thác từ rừng tự nhiên, gỗ khai thác từ rừng trồng có chất lượng tương đối đồng nhất do được quản lý chặt chẽ từ lúc trồng đến lúc khai thác, đảm bảo độ tuổi theo các quy định 

Kết luận lại, có thể khẳng định, việc phân loại Meranti đỏ sẫm hay Meranti đỏ nhạt là do phân loài sinh học (giống cây), theo các tiêu chuẩn quốc tế, chứ không phải do cây trồng lâu năm hay ít năm, khai thác ở đỉnh núi cao hay sườn đồi. Gỗ Meranti đỏ sẫm (Dark Red Meranti) có chất lượng tốt hơn Meranti đỏ nhạt (Light Red Meranti), tuy nhiên giá thành cao hơn khoảng 7-10%

Tham quan nhà máy chế biến gỗ ở Malaysia, đối tác xuất khẩu của Yến Vương

Nhà máy nằm tại Klang Valley, nơi tập trung các nhà máy sản xuất xuất khẩu lớn, gần Port Klang - cảng chính của Malaysia.

Diện tích mặt bằng kho chứa gỗ của nhà máy rộng khoảng 40.000 m2, sức chứa khoảng 15.000 m3 gỗ.




Gỗ xẻ (Sawn Timber) đủ mọi kích thước, từ các khu rừng trồng khắp nơi được chuyển về nhà máy để chế biến, phục vụ cho xuất khẩu

Nhà máy có hệ thống lò hơi công suất lớn, cùng với 10 phòng sấy. Mỗi phòng có sức chứa khoảng 50-60 m3 gỗ mỗi lượt.

Hệ thống lò hơi công suất lớn, phục vụ cùng lúc 10 phòng sấy

Các thanh gỗ sau khi đã tẩm thuốc chống nấm mốc, mối mọt,  được xếp chồng lên nhau trước khi đưa vào lò sấy.
Các lớp cách nhau khoảng 2 cm để hơi nóng trong lò có thể tiếp xúc và làm khô tất cả các mặt


Xe nâng đưa gỗ vào phòng sấy



Gỗ sau khi sấy khoảng 20 đến 40 ngày (tùy độ dày) được chuyển sang gia công để bào nhẵn mặt và xẻ rãnh theo yêu cầu.

Hao hụt gỗ ở khâu này là lớn nhất. Nếu như gỗ sau khi xẻ có độ dày là 25 mm, sau khi sấy giảm khoảng 5%, còn lại sau khi gia công bào và xẻ rãnh sẽ còn đúng 20 mm. Mức hao hụt tổng cộng trong quá trình gia công khoảng 20%. Điều này lý giải vì sao thanh làm tổ Red Meranti do chúng tôi cung cấp có giá đắt hơn gỗ cưa xẻ phơi nắng thông thường. Nhưng bù lại, chất lượng thanh gỗ sau khi gia công đạt được độ đồng nhất cao về kích thước, độ sâu rãnh, độ nhẵn bề mặt. Có thể nói là trăm thanh như một,
Máy cuốn 4 trục, cùng lúc bào nhẵn và tạo rãnh ở cả 4 mặt cùng lúc

Lô hàng của Yến Vương đã đóng gói xong, chuẩn bị lên tàu về Việt Nam

Chụp ảnh lưu niệm với giám đốc nhà máy

Share this post

0 comments

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top