Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thư đọc giả từ miền Trung !!!




          Thư gửi anh Đạt và các bạn,
          Sau 6 tháng hoạt động, từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch, nhà yến của tôi không có dấu hiệu thành công. Những điều kiện về ánh sáng, ẩm độ, sự thông thoáng cho đến âm thanh dẫn dụ, tổ giả, mùi phân cũ, bột rải sàn,vv,… tôi đã thực hiện tương đối chuẩn nhưng chim vẫn không vào phòng làm tổ, mặc dù sáng, chiều lượng chim vào thăm bên trong chuồng cu không ít.
          Tôi đã phải gọi cầu cứu anh Đạt. Trước đó không lâu, một người thân giới thiệu anh cho tôi, thì ra tôi đã thiết kế chuồng cu theo kiểu cũ mất rồi: Theo đó chim trong chuồng cu vào phòng làm tổ bằng cách bay chui xuống lỗ thông tầng chừa trống khoảng 3,8m2 ở sàn chuồng cu.
          Anh Đạt cho biết: “Kiểu chuồng cu + lỗ thông tầng ấy đã có thể phù hợp ở giai đoạn nhà yến thưa thớt trong khu vực dụ chim. Ngày nay nhà yến mọc lên đã nhiều rồi, chắc chắn những con chim ấy cũng phải có sự lựa chọn tốt nhất cho nơi định cư của mình. Anh có thể thành công nhưng kết quả sẽ không nhanh như mong đợi được”.
          Về phần tôi do không thể sửa đổi thiết kế nhà. Tôi nghe anh Đạt: Bước đầu tôi điều chỉnh âm lượng các loa tecnik AXC500 ở lỗ thông tầng đến nhiều mức lớn hơn. Chim vẫn không xuống phòng làm tổ, tôi lại gọi anh Đạt.
          “Anh có để đồ đạc, thiết bị gì trong chuồng cu gần lỗ thông tầng không? Không gian trên đường chim bay phải thoáng đãng như ngoài trời mới được, anh xem lại đi!” Lúc ấy tôi hơi phiền lòng với anh Đạt, thoáng đãng là sao khi chuồng cu hoàn toàn trống trơn. Nhưng anh Đạt đã đúng, mỗi khi lên chuồng cu tôi mở chiếc thang bán di động ra, khi xuống xong tôi xếp thang vào tường. Nhưng bản lề thang còn cách tường 25cm và đầu thang còn nhô lên trên sàn chuồng cu 60cm (để tay vịn vào bước ra sàn) tôi quyết định khi không dùng thang gỡ hẵn ra và đặt thang nằm bẹp dười sàn phòng làm tổ.
          Từ hôm có thêm chi tiết thay đổi cỏn con ấy ở cây thang, chim bay xuống rất nhiều. Ngay từ sáng sớm 7h30 đến chiều tối, chim xuống đậu khá nhiều trên tường quanh những chiếc loa dẫn dụ (AXC500) bên dưới lỗ thông tầng.       
          Tôi vui mừng gọi báo tin với anh Đạt. Trong tuần lễ chim nhiều đầu tiên ấy, một hôm đang xem màn hình camera, tôi đã chợt nãy ra sáng kiến tai hại: Bầy chim mới đang đậu trên tường có khoảng 70 con. Nếu không tắt nhạc (tiếng ngoài) ở 3 loa dẫn dụ ấy chim có thể ở lại đêm”. Nghĩ là làm.
          Đúng, chim đã ở lại qua đêm trên bức tường âm nhạc: Đêm đầu có khoảng 40-50 con… Sau đó giảm dần 2 tuần sau chỉ còn 20-25 con. Tôi vào thăm, ngay dưới chân tường, bên trên bãi phân có 2 con chim chết. Tôi bắt đầu hoang mang không vì chim chết mà vì số chim qua đêm giảm. Tuy vậy, không nói với ai tôi âm thầm sửa sang lại cách lắp loa. Cũng những vị trí như cũ nhưng cắt bỏ hết dây kẽm buộc căng loa. Dùng đế gỗ và vít bắc loa áp vào tường gọn gàng vì sợ rằng chim vướng vào dây kẽm kia rơi xuống sàn.
          Hai tuần sau, lượng chim ở đó vẫn tiếp tục giảm và lại có thêm 3 con chim chết, cũng ở chân “bức tường âm nhạc” đó. Tôi thật sự hoảng! Như đã nói trên, khi chim chịu xuống phòng làm tổ, tôi mừng vui báo anh Đạt, nhưng đã không nói rõ chúng ồ ạt kéo xuống đậu ở đâu? Làm gì? Đến nước này, tôi phải mô tả kỹ càng cho anh Đạt, vì ngoài sự giảm sút số lượng chim trên tường còn hệ lụy kéo theo: Những con chim cũ tạm trú trong nhà cũng rời đi ít nhiều.
          Chuyên gia cho biết 3 điều:
          1) Anh không được mở tiếng ngoài bên trong qua đêm, vì như thế chim bị kích động.
          2) Anh xem chim chết có còn nguyên vẹn xác thân không? Nếu không, có có nghĩa là đã bị con gì vào bắt cắn.
          3) Những chiếc loa AXC500 với mức âm lượng lớn đã bắc quá sát vào tường. Những âm thanh từ đó chỉ phả vào tường nên chim tập trung đậu vào đó mà không bay vào sâu trong phòng để tìm đến những chiếc loa tiếng trong ở góc phòng (loa AXC 80.000đ) nhân tiện chúng thăm hết phòng làm tổ của anh.
          Có lý do để giải thích những điều bế tắc ấy là tôi mừng rồi.
          Trước tiên tôi khám nghiệm 3 tử thi mới. Rất may, thấy chúng còn nguyên đầu, cổ. Điều đó có nghĩa chúng đã tranh giành chỗ ngồi nghe nhạc hoặc cay cú gái trai gì ở đó rồi tấn công nhau và 3 xác chết này chỉ bị tử vong vì nội thương thôi. Tôi mới hiểu ra điều anh Đạt gọi “chúng bị kích động” là gì. Sau đó, tôi xoay 3 chiếc loa trên ra hướng xa bức tường nhiều hơn và tắt hẳn tiếng nhạc qua đêm, chỉ mở ban ngày cùng thời lượng với loa trên đầu chuồng cu và ở lỗ ra vào.
          Kết quả thật vừa ý:
          Chim bây giờ chỉ đậu trên tường thưa thớt nhưng chúng bay tứ tán khắp phòng và lượng tổ chúng làm tăng lên đều đặn theo thời gian trông đợi của tôi.
          Các bạn nuôi chim thân mến!
          Bức thư này tôi gửi thay cho lời cảm ơn đến anh Đạt và cũng để giúp phần nào các bạn vì đã trăn trở, lo âu như tôi trong công việc của mình. Một lần nữa xin cảm ơn anh Đạt. Tôi đã nhiều tuổi và chỉ xây mỗi căn nhà chim này với mong ước để dưỡng già. Tôi không là khách hàng tiềm năng lớn lao gì của anh Đạt cả. Qua giới thiệu tôi đã mua của anh Đạt chỉ với khoảng chục triệu tiền loa, thiết bị và ít loại chất nhưng sự ân cần sốt sắng hỗ trợ tôi từ anh Đạt đã rất nhiều. Thỉnh thoảng anh còn gọi thăm hỏi đến những chú chim của tôi.
          Xin chào, mong lộc Trời đến với mọi người và hạnh phúc
                                                       Miền Trung, ngày 10 tháng 11 năm 2013
                                                                             Lê Văn Tiên

Những bức thư cảm ơn của đọc giả như thế này là nguồn động viên rất lớn, tiếp thêm năng lượng cho chúng tôi tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ mọi người cùng nuôi chim yến thành công.

Nhân tiên, trong các bài viết sau, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ chi tiết hơn về những lỗi mà bác Tiên mắc phải để mọi người cùng tránh.
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top